Thị trường BĐS đang bắt đầu bước vào “mùa gặt” 3 tháng cuối năm. Trong 3 tháng cuối này, dòng tiền sẽ chảy về phân khúc nào?
Có thể bạn quan tâm: Tiện ích chung cư Central Residence Gamuda Hoàng Mai
Tín dụng ảnh hưởng đến thị trường BĐS cuối năm
Thông thường quý cuối năm là thời điểm thị trường BĐS bước vào giai đoạn sôi động nhất. Nhiều môi giới ví von đây là “mùa gặt” trong năm.
Dịp cuối năm nhu cầu mua nhà thường tăng cao, khi người dân tích trữ được một khoản tiền đáng kể trong năm, ví dụ như thưởng tết, ngoài ra còn có một lượng kiều hối đáng kể.
Có thể thấy thị trường đang được tháo các nút thắt, sau chỉ thị 13 của Thủ tướng chính phủ về chủ trương không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý được đưa ra. Từ đầu tháng 9 nhiều chính sách mới về tín dụng đã được thông qua, tác động không nhỏ đến thị trường.
Thị trường BĐS luôn được đánh giá là một kênh đầu tư an toàn
Nới room tín dụng
Đầu tháng 9, Ngân hàng nhà nước đã cấp thêm tín dụng đối với một số ngân hàng, mức dao động trong khoảng từ 0,7 – 4%. Thị trường BĐS được kỳ vọng sẽ ấm trở lại, khi dòng tín dụng khai thông, giao dịch sẽ sôi động. Tuy nhiên chia sẻ tại chương trình lăng kính nhà đất – Land Show, các khách mời cho rằng, việc nới room tín dụng hiện nay chỉ là tác động tâm lý giúp thị trường phục hồi đôi chút, nhưng chưa thể giúp tăng tốc. Vì hạn mức nới room tín dụng thấp, dư địa cho vay ít.
“Mấy tháng qua khi chưa nới room tín dụng, thì lập tức đem tiền gửi ngân hàng. Khi bắt đầu có thông tin về nới room tín dụng thì bắt đầu có cuộc điện thoại hẹn chị ơi đi xem đất ở đây nhé, ở kia nhé, chỗ này em thấy mở đường… Đó cũng là tin vui”, bà Khuê Anh – một nhà đầu tư chia sẻ.
“Khi thấy hạn chế tịn dụng, người ta không đầu tư nữa, nhưng bây giờ bắt đầu mở, người ta thấy bơm ra rồi thì tất cả lại đang chờ đợi.
Lãi suất huy động tăng
Ngân hàng nhà nước thông báo lãi suất mới, tăng lãi tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến 6 tháng từ 4% lên 5%/năm. Hàng loạt ngân hàng thương mại cũng tăng lãi suất huy động ngắn hạn.
Nhiều ý kiến lo ngại, điều này sẽ kéo lãi suất cho vay tăng khiến nhu cầu đầu tư giảm. Tuy nhiên ở góc độ khác lãi suất tăng sẽ khiến nhu cầu vay ngân hàng để đầu cơ BĐS giảm, thị trường sẽ chỉ còn những nhà đầu tư phục vụ mục đích ở thực.
“Chúng tôi cân nhắc chọn dự án có khả năng sinh lời, hoàn vốn tốt tập trung vào những dự án BĐS tạo ra giá trị cho cộng đồng. Chúng tôi dành sự ưu tiên cho khách hàng vay mua tiêu dùng, nhà ở và có thanh toán ổn định để thanh toán cho ngân hàng”, ông Trần Anh Việt – Phó giám đốc khu vực TP Hà Nội, ngân hàng Sacombank cho hay.
Nghị định 65 về trái phiếu
Mới đây nghị định 65 sửa đổi bổ sung quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp lẻ được ban hành, trong đó quy định mục đích phát hành họ được phép cơ cấu lại nợ miễn là đảm bảo tuân thủ pháp luật, đảm bảo nghĩa vụ vay nợ với trái chủ. Nghị định này tạo ra cho các doanh nghiệp BĐS một không gian để xoay sở dòng tiền kinh doanh.
Nhận định diễn biến thị trường cuối năm 2022
Thị trường BĐS luôn được đánh giá là một kênh đầu tư an toàn. Vậy trong 3 tháng cuối năm, dòng tiền sẽ chảy vào phân khúc nào? Đất nền, chung cư hay đất dự án?
Mỗi nhà đầu tư có khẩu vị riêng. Nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm cho rằng, vào thời điểm này đầu tư vào phân khúc hướng tới nhu cầu ở thật của người dân, không đầu tư lướt sóng sẽ là an toàn và triển vọng nhất. Vì dù thị trường có biến động như nào, loại hình BĐS đáp ứng nhu cầu ở sẽ không bị chịu nhiều tác động, thậm chí vẫn tăng giá nếu nguồn cầu lớn.
Còn ở những nơi đã từng xảy ra các cơn sốt ảo, giá tăng cao so với giá thị thực, nhưng lại không phải là sản phẩm đáp ưng nhu cầu ở, sẽ có những diễn biến khó lường.
Các chuyên gia cho rằng, đối với các khu vực mang tính đầu cơ, đã từng sốt nóng thì thời gian tới có thể sẽ bị chậm lại và giá có xu hướng đi ngang hoặc giảm.
“Những BĐS mang tính đầu tư, đầu cơ và ở khoảng cách địa lý nó quá xa, thì đang cực kỳ khó khăn. Có những nơi BĐS đang giảm 10 – 20%, nhưng vẫn không thanh khoản được. Còn những khu vực ở trung tâm, BĐS đi ngang”, ông Trần Khánh Quang – TGĐCông ty Việt An Hòa, chia sẻ.
Nguồn cung thông thường vào cuối năm là giai đoạn đẩy mạnh bán hàng, tuy nhiên các doanh nghiệp thường khá thận trọng, mở bán với số lượng ít từ 50 – 100 sản phẩm đổ lại, chủ yếu là để thăm dò thị trường.
Chính sách bán hàng sẽ có 2 điều chỉnh: một là giá sẽ tốt hơn, hai là giãn tiến độ thanh toán hơn. Tuy bức tranh chung của thị trường là khá ảm đạm, nhưng theo một số chuyên gia thị trường vẫn có những điểm sáng.
“Đặc biệt là thị trường BĐS chung cư. Chung cư ở Hà Nội và TP.HCM tăng trưởng rất tốt, nhu cầu lớn, hay thị trường ở các tỉnh như Đồng Nai, Bắc Ninh, Bình Dương, Hải Phòng… Chúng tôi vẫn đánh giá thị trường chung cư có nhu cầu cao, tính thanh khoản tốt”, ông Vũ Cương Quyết – TGĐ đất xanh miền Bắc nhận định.
“Xu hướng đang không thực sự rõ nét, nhưng theo tôi trong bối cảnh đó, chúng ta vẫn có tia sáng tốt. Ví dụ các giao dịch về BĐS thương mại dịch vụ, BĐS nghỉ dưỡng dường như đang chiếm tỷ trọng giao dịch rất cao. Gần đây đang có xu hướng khá thú vị đó là BĐS liên quan đến hạ tầng. Trong đó BĐS về hạ tầng công nghiệp, bến bãi, cầu cảng, sân bay”, ông Phạm Thanh Hưng, phó chủ tịch Cen Group cho biết.
Ngoài ra từ nay đến cuối năm theo dự báo các hoạt động M&A mua bán và sáp nhập trên thị trường sẽ diễn ra rất nhiều khó khăn về bài toán vốn. Tại TP.HCM những tháng vừa qua đã diễn ra vài thương vụ đáng chú ý, đối tượng mua lại là những dự án, tòa cao ốc đã bỏ không hàng chục năm và hồi sinh lại, tăng thêm nguồn cung nhà ở. Đây là những tín hiệu tốt cho thị trường trong thời gian sắp tới.
Một số nhà đầu tư “lão luyện” cho biết, trong bối cảnh hiện nay vẫn có những nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế mạnh âm thầm mua gom sản phẩm BĐS có vị trí tốt, chờ đợi nhịp sóng trở lại.
Thị trường 3 tháng cuối năm đang chờ các sản phẩm nhà ở xã hội đã được khởi động mạnh mẽ trong suốt các tháng đầu năm từ các doanh nghiệp lớn, để bổ sung nguồn cung đang thiếu hụt hiện nay.
Tổng hợp bởi Central Residence