Điều này tưởng như vô lý nhưng lại đang là thực tế diễn ra trên thị trường bất động sản khi nhiều môi giới trông chờ khoản thu nhập tốt cuối năm từ hoạt động bán hàng cắt lỗ của chủ đầu tư.
Cho thấy thị trường bất động sản nói chung, nhà đầu tư nói riêng đang chịu nhiều áp lực lớn từ dòng tiền. Chính sách tín dụng đã khiến thị trường bất động sản thấm đòn, theo ý kiến nhiều chuyên gia nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy hậu quả lớn cho thị trường bất động sản – lĩnh vực đóng góp lớn quan trọng trong nền kinh tế.
Hiện nay tình trạng bán hàng cắt lỗ, dưới giá vốn đang diễn ra trên diện rộng. Nhiều nhà đầu tư đuối sức muốn ra hàng nhanh để thu dòng tiền vào cuối năm. Nhất là thời điểm cận Tết lại càng áp lực hơn cho các nhà đầu tư.
Theo số liệu ghi nhận số lượng nhà đầu tư gửi hàng cho môi giới bán lại đã tăng mạnh hơn so với đầu tháng 10/2022. Bên cạnh các nhà đầu tư bán ngang giá vốn thì không ít người chấp nhận bán lỗ sâu để mong thu lại dòng tiền. Tại Q9 cũ, hiện các căn nhà phố trong dự án được mối giới liên tục rao bán cắt lỗ. Thông tin “hàng ngộp” xuất hiện nhiều trên các trang tin, hội nhóm BĐS… đặc biệt có một số bất động sản áp lức theo dạng xả hàng đã bắt đầu xuất hiện ở phân khúc đất nền.
Hơn 1 táng qua, anh Th – môi giới tự do tại khu Đông TP.HCM liên tục nhận được thông tin “hàng ngộp” từ nhà đầu tư gửi bán. Đây cũng là niềm hi vọng của anh nhằm có cái Tết ấm no vì theo anh Th kể từ 3 năm nay, giá bất động sản chưa bao giờ có giá tốt như lúc này. Nhà đầu tư gửi khá nhiều hàng vị trí đẹp, giá chỉ bằng cuối năm 2019 hoặc thấp hơn. Đa số rơi vào các nhà đầu tư cần dòng tiền để làm việc khác hoặc muốn dứt điểm với các khoản vay với ngân hàng.
“Lúc này vừa là cơ hội cho người mua, vừa là co hội cho môi giới bất động sản, vì nhiều tháng nay sống lay lắt, dĩ nhiên môi giới cũng khá thông cảm cho nhà đầu tư. Nói thật có những chủ đầu tư thân thiết với tụi anh, chấp nhận cắt lỗ đến 800 triệu đồng so với giá vốn để lấy lại dòng tiền, xoay việc. Vì thế lúc này người nào có dòng tiền tốt chờ đợi được thì lại có cơ hội cực lớn trong tương lai”, anh Th chia sẻ.
Cũng theo anh Th hiện tượng cắt lỗ bán dưới giá vốn là có thật. Không nhà đầu tư nào lại muốn gồng gánh lãi cao hoặc đau đầu vì dòng tiền, áp lực lắm họ mới phải bán dưới giá mua vào. Bản thân những nhà đầu tư có kinh nghiệm họ hiểu rằng, bất động sản càng để lâu càng có giá trị. Thế nhưng vì nhiều áp lực mà họ đành phải bán ra.
Anh Th cho biết thêm, nhà đầu tư có tài chính tốt hiện đang ngắm để mua vào. Nếu như nhiều tháng qua không bán được hàng thì khoảng 2 tháng nay anh đã có giao dịch ở các nền đất vị trí đẹp mà nhà đầu tư giảm giá khoảng 30% so với giá thị trường. “Từ nay đến tết nhiều anh em môi giới tăng tốc để có nguồn thu nhập cũng như bán được hàng cho nhà đầu tư” anh chia sẻ.
Theo ghi nhận thị trường đất nền tại TP.HCM và vùng lân cận tiếp tục rơi vào trầm lắn từ tháng 5/2022 đến nay. Riêng đất nền tại Q9 cũ, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh… không xuất hiện thêm nguồn cung mới, chủ yếu nguồn đến tư các nền đất lẻ trong khu dân cư trước đó. Đây cũng là nguồn hàng ăn chắc mặc bền của môi giới bất động sản từ trước đến nay. Suốt 3-4 năm các sản phẩm liên tục tăng giá. Mức tăng từ 5-6 lần so với năm 2015. Đây có lẽ là giai đoạn đất nền hạ nhiệt rõ nhất trong những năm qua. Có những đất nền nhà đầu tư vay ngân hàng tới 60-70% đang cố gồng từng ngày để thoát nợ. Theo các môi giới sự lựa chọn của người mua ở thời điểm này rất đa dạng. Dĩ nhiên trong số các sản phẩm đầu tư bán lại, vẫn có những sản phẩm có mức giá ngang hoặc nhích nhẹ so với đầu năm 2022.
Theo dự báo của một số chuyên gia, phân khúc đất nền bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi bị siết tín dụng do tỉ lệ đầu tư loại này luôn rất cao. Tuy nhiên đây lại là phân khúc dễ phục hồi nhất do nhu cầu đầu tư cũng như mua ở liên tục có và tăng theo thời gian. Vì thế đất nền TP.HCM và vùng lân cận sẽ phục hồi sau năm 2023. Những nhà đầu tư nào nắm giữ được tài sản sốt, dòng tiền tốt thì có cơ hội rất lớn.
Tổng hợp bởi Central Residence Gamuda