Chờ giá nhà đất giảm, dòng tiền đang tạm “trú ẩn” vào đâu?

Giá nhà dự báo vào cuối năm 2022 sẽ giảm, vì vậy nhiều nhà đầu tư đang tìm cách trú ẩn cho dòng tiền để chờ cơ hội đầu tư.

Thị trường vàng, chứng khoán, tiền số đều đang trầm lắng khiến các nhà đầu tư không biết chọn kênh nào trong lúc chờ bđs giảm giá để bắt đáy.

Tìm hiểu thêm: Sắp ra mắt dự án chung cư Central Residence Gamuda

Cụ thể, thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây liên tục sụt giảm. Sau khi lập đỉnh vào tháng 4/2022, thị trường liên tục lao dốc, có nhiều thời điểm VN-index mất mốc 1200 điểm. Mức thanh khoản của thị trường ngày càng tụt áp, thậm chí có phiên giá khớp lệnh trên HoSE chưa tới 10.000 tỷ đồng, tức là chỉ bằng khoảng 1/3 so với lượng thanh khoản lúc cao điểm.

Triển vọng thị trường chứng khoán cuối năm cũng không mấy sáng sủa, kênh đầu tư này đang không được nhiều nhà đầu tự lựa chọn.

Riêng với tiền số, các chuyên gia nhận định, thị trường này còn bị ảnh hưởng xấu trong thời gian ngắn hạn. Với việc đã rớt giá xuống khá sâu, cộng với tính pháp lý ở Việt Nam, trong bối cảnh lạm phát tăng giá, thị trường tài chính toàn cầu rủi ro, các chuyên gia khuyến cao nên hết sức thận trọng, không nên sử dụng đòn bẩy vay mượn.

Trong bối cảnh các kênh đầu tư đều khó khăn thì lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng khiến các nhà đầu tư cá nhân phân bổ lại tài sản. Sau gần 2 năm dòng tiền phân tán sang các kênh đầu tư khác, gửi tiền vào ngân hàng đang là phương án tối ưu của nhiều nhà đầu tư đang có tâm lý chờ giá nhà đất hạ.

Theo số liệu mới được công bố từ Ngân hàng nhà nước, tính đến cuối tháng 6, số tiền người dân và các tổ chức kinh tế lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt khoảng 11,45 triệu tỷ đồng. Trong đó, số tiền các tổ chức kinh tế là 5,84 triệu tỷ đồng, tăng 200.000 tỷ đồng, tương đương tăng 3,61% so với thời điểm cuối năm 2021. Còn tiền của người dân khoảng 5,61 triệu tỷ đồng, tăng 6,02%. Như vậy người dân đã gửi hơn khoảng 310.000 tỷ đồng tại ngân hàng chỉ trong 6 tháng đầu năm.

Hiện cuộc đua tăng mức lãi suất vẫn tiếp tục nóng khi nhiều ngân hàng đang điều chỉnh mức lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn. Mức dao động từ 0,1-0,6%/ năm so với đầu tháng trước.

Cụ thể ngân hàng TMCP Việt Nam Thị Vượng VPBank tăng mức lãi suất gửi kỳ hạn 6 – 11 tháng thêm 0,4%/năm, lên mức 5,2 – 6,2%/năm. Lãi suất huy động cao nhất của VPBank cũng tăng lên mức 7%/năm kể từ ngày 1/8/2022, tăng nhẹ 0,1%/năm so với trước và áp dụng cho khoản tiền gửi online từ 50 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 36 tháng. Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tăng nhẹ 0,1%/năm cao nhất là 6,5%/năm.

Xem thêm: Vị trí chung cư Central Residence Gamuda

Trong đó ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank tăng đồng loạt từ 0,1-0,5%/năm lãi suất cho các kỳ hạn 3, 6, 12 và 24 tháng. Trong đó mức tăng cap nhất là kỳ hạn 6 tháng với 0,5% đưa lãi suất huy động tại kỳ hạn này lên mức 5,25%/năm.

Đáng chú ý ngân hàng TMCP Kiên Long còn tăng đến 0,6%/năm cho tiền gửi 1 tháng tại quầy, đưa mức lãi suất kỳ hạn lên mức trần 4%/năm.

Công ty Chứng khoán Vietcombank dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong các tháng tới cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Do vậy lãi suất huy động cũng dự báo tiếp tục tăng từ 1-2%/năm trong cả năm 2022, đồng thời một số ngân hàng thu hút được lượng khách sẽ chịu ít áp lực hơn.

Công ty chứng khonas SSI cũng ghi nhận lãi suất huy động tăng thêm từ 50 – 70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng tín dụng. Cả năm 2022 lãi suất huy động tăng từ 1-1,5%. Lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1 – 2% so với năm 2021.

Theo TS Cấn Văn Lực – chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, lãi suất huy động có khả năng tiếp tục tăng trong năm nay, mức thanh khoản của ngân hàng đang ngày càng bị thu hẹp và nhu cầu tín dụng cóm ức tăng trưởng tích cực. Áp lực lạm phát và nhu cầu chuyển dịch kênh đầu tư của nhà đầu tư cũng khiến ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút dòng tiền.

TS Lê Xuân Nghĩa nhận định giá nhà cuối năm, thị trường bđs Việt Nam hiện nay là sân chơi của các nhà phát triển dự án và nhà đầu tư thứ cấp. Phần lớn giao dịch bđs trong 2 năm vừa rồi đều là giao dịch của nhà đầu tư, ít giao dịch mua để ở.

Ông Nghĩa cùng đồng tình với nhận định của một nhóm chuyên gia đó là bđs cuối năm sẽ giảm 30% nhưng không sụp đổ và sau đó sẽ hồi phục.

Xem thêm: Tiện ích chung cư Central Residence Gamuda