Bà Khoa thanh lý căn hộ condotel đã đóng được 600 triệu đồng, bà bị phạt đơn phương chấm dứt hợp đồng hơn 300 triệu đồng mất một nửa số vốn bỏ ra.
Căn condotel của bà Khoa thuộc một dự án nghỉ dưỡng ở Nha Trang, Khánh Hòa, đã được vận hành nhưng công suất khai thác thấp. Nhà đầu tư này kể đang phải thanh lý hợp đồng chấp nhận lỗ hơn 300 triệu đồng để thu hồi được đồng nào hay đồng ấy.
“Tôi đã phải cân nhắc rất kỹ, năm hơn một năm bàn rao bán ra thị trường với giá gốc, sau đó giảm giá cũng không có ai hỏi mua, cuối cùng dù rất xót nhưng đành phải thanh lý vì không có sự lựa chọn nào khác”, bà Khoa chia sẻ.
Nếu theo tiếp thì bà phải bỏ thêm tiền tỷ nhưng hiệu quả thấp hơn so với kỳ vọng, khác xa so với cam kết lúc sale giới thiệu.
Cũng lỗ vì phải thanh lý BĐS, anh Tú mua căn hộ giá 1,8 tỷ đồng tại Dĩ An, Bình Dương, đoạn giáp với TP.HCM qua TP. Thủ Đức cho biết, đã đóng 50% giá trị hợp đồng mua bán. Khi tiến độ thanh toán dày đặc, không kham nổi anh đành phải thanh lý sau 9 tháng xả hàng giá gốc nhưng ế ẩm. Anh Tú thừa nhận do ham mua căn hộ với suy nghĩ có nhà trong khi tài chính còn mỏng, chưa lường trước được sự khắc nghiệt của thị trường.
Theo quy trình thanh lý, anh Tú phải nộp đơn phạt vì đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán và bị thu thêm một khoản phí môi giới. Tổng số tiền thiệt hại ước tính sau khi mua suất đầu tư này, anh Tú lỗ gần 200 triệu đồng. “Sale có khuyên tôi nên giảm giá mạnh để dễ đẩy hàng hơn nhưng thị trường thanh khoản rất kém, tôi chọn thanh lý hợp đồng để khỏi mất công chờ, biết đâu chờ càng lâu thị trường càng xấu thêm”, anh Tú chia sẻ.
Thị trường BĐS nghỉ dưỡng dọc theo đường Trần Phú, Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa
Bà Hương mua căn hộ 2,5 tỷ đồng tại quận 9 cũ, nay thuộc TP. Thủ Đức bà chọn cách thanh lý hợp đồng đặt cọc. Số tiền cọc 20% tương đương 500 triệu đồng dự kiến sẽ ký hợp đồng mua bán khi xong phần hầm và chuyển sang thi công phần thân. Thế nhưng do thu nhập bị giảm từ đợt dịch giữa năm 2021, bà Hương lo ngại không đủ điều kiện vay ngân hàng để thanh toán nên gửi lại sàn bán lại. Thị trường thứ cấp trầm lắng, bà Hương đề nghị thanh lý thì được thông báo chi phí phạt “hữu nghị” với hợp đồng cọc cộng chi phí môi giới gần 120 triệu đồng.
Ngay cả người mua căn hộ do lỗi từ phía chủ đầu tư do chưa hoàn thiện pháp lý như dự án trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, khách hàng cũng chỉ được hoàn tiền gốc với lãi 5%. Bà Tâm mua căn hộ này từ năm 2019 đã đóng 25% giá trị hợp đồng gần 3 tỷ, nhưng hiện không đủ kiên nhẫn chờ nhà khi ngay cả phần mòng vẫn chưa xây, ký thanh lý được bồi thường 5%.
“Tôi mua nhà để ở nhưng chờ mãi không thấy chủ đầu tư xây, sau gần 3 năm chờ đợi, đến lúc thanh lý tiền vốn mất giá ít nhất 15% nhưng mức bồi thường như muối bỏ bể”, bà Tâm thất vọng.
Phối cảnh một dự án bán nhà trên giấy nhiều khách hàng đã tiến hành thanh lý trong những tháng đầu năm 2022
Ghi nhận thực tế, thị trường condotel và căn hộ bị mất thanh khoản kể từ tháng 4, giao dịch thứ cấp ngày càng yếu dần trong tháng 7 và 8 dù giá bán sơ cấp vẫn tăng 10-15%, nhưng giá bán thứ cấp của nhà đầu tư mua đi bán lại khó đạt mức kỳ vọng. Theo báo cáo của DKRA Việt Nam cho biết, sức mua condotel vài tháng qua tiếp tục yếu, thuộc nhóm tài sản nghỉ dưỡng thanh khoản kém nhất hiện nay (kém shophouse biển và biệt thự biển). Còn thị trường căn hộ chuyển biến xấu từ tháng 4 đến tháng 8 xuống thấp nhất trong 3 năm qua.
Lãnh đạo một số công ty bất động sản trụ sở tại quận Bình Thạnh cho biết số lượng căn hộ ký gửi bán lại trên thị trường thứ cấp tại đơn vị này trong tháng 8 đã tăng thêm 15% so với tháng 7. Riêng lượng khách hàng chờ thanh lý hoàn tiền mua căn hộ trong 3 tháng qua cũng tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là có nhiều khách hàng thanh lý hoặc xin giãn tiến độ thanh toán vì không thoát được hàng di thị trường thứ cấp chậm thanh khoản.
Giám đốc sàn BĐS tại quận Thủ Đức tiết lộ, các doanh nghiệp BĐS và các chủ đầu tư dự án hiện cũng khó khăn về dòng tiền không kém gì khách hàng cá nhân khi thanh khoản toàn thị trường đi xuống trong thời gian qua. Từ đầu năm đến nay, dòng vốn đổ vào thị trường BĐS bị thu hẹp nhiều như kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng, rà soat trái phiếu doanh nghiệp dẫn đến suy giảm thị trường. Do đó khi khách hàng thanh lý hồ sơ quá đông, doanh nghiệp cũng chật vật xoay xở nguồn tài chính để hoàn tiền cho khách.
Tổng hợp bởi Central Residence