Nhà đầu tư “gồng lãi” cố giữ hàng, phập phồng nỗi lo cuối năm

Đây là giai đoạn các nhà đầu tư cố gắng dung hòa, cơ cấu lại dòng tiền và vốn vay. Một số nhà đầu tư vẫn kỳ vọng khả năng tăng giá trở lại từ cuối năm nay.

Có thể thấy, đây là giai đoạn chuyển giao của giới đầu tư bất động sản. Nhà đầu tư lâu năm, tài chính có sẵn lại tỏ ra không mấy lo lắng. Trong khi các nhà đầu tư mới, sử dụng đòn bẩy tài chính thì lại đang “phập phồng” nỗi lo về tài chính cũng như mức thanh khoản của thị trường. Trong bối cảnh hết sức khó đoán về sức mua, các nhà đầu tư có xu hướng vừa cố chờ, vừa muốn ra hàng càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm: Tiện ích chung cư Central Residence Hoàng Mai

Với những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy để đầu tư bất động sản thì đây được xem là thời điểm nhạy cảm để quyết định mọi việc nên bán hay giữ lại. Thị trường đã xuất hiện tình trạng nhà đầu tư “gồng lãi” nhưng vẫn cố giữ hàng, đi kèm với đó là lo lắng về thanh khoản của thị trường cuối năm. Nghĩa là họ kỳ vọng về thị trường bất động sản sẽ thay đổi cục diện, giá bất động sản tăng trở lại, bù lại dòng tiền đã gánh lãi ngân hàng.

Theo một số chuyên gia đây là giai đoạn người đầu tư cố gắng dung hòa, cơ cấu lại vống và tỷ lệ vay vốn. Một số nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng bất động sản sẽ tăng giá trở lại vào cuối năm nay. Với những nhà đầu tư đang “gồng lãi” thì cố chờ thị trường có tâm lý xáo trộn khó đoán. Bởi lẽ, thị trường tốt lên hay không lại không nằm trong dự đoán chính xác.

Ôm nhiều mảnh đất, có cả đất nông nghiệp lẫn thổ cư, nhóm anh Kh, tại TP. Thử Đức, TP.HCM tỏ ra lo lắng vì thanh khoản chậm. Trong đó một số mảnh đất nhóm anh đã dùng đòn bẩy tài chính đến 50%. Để giải quyết vấn đề trả lãi, anh Kh đã rao bán nhưng do thị trường không thể hấp thụ nên không bán ra được. Kỳ vọng thị trường sẽ tốt lên vào cuối năm nay, nhóm đầu tư này vẫn có bám trụ, chưa cắt lỗ hay báo tháo sản phẩm nào. Dĩ nhiên quyết định như thế nào còn phụ thuộc vào diễn biến tiếp theo của thị trường. Ngay cả những người đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trong bất động sản, anh Kh cũng khó đoán được bức tranh thị trường sẽ như thế nào trong những tháng tiếp theo.

Ông Lê Quốc Kiên – một nhà đầu tư kì cựu tại TP.HCM nhận định, tình trạng giá cao thanh khoản thấp đã diễn ra từ năm ngoái đến giờ. Nhưng từ thời điểm bị siết tín dụng tháng 5/2022, nhà đầu tư dùng đòn bẩy mới bắt đầu có xu hướng bán giảm giá từ 5-10%. Tuy nhiên thanh khoản rất thấp, hiện tại cho tới đầu năm sau khả năng những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy sẽ mất cân đối dòng tiền và sẽ phải giảm giá sâu hơn từ 10-20%.

Xem thêm: Kiến trúc chung cư Central Residence Gamuda

Cũng dự đoán về thị trường bất động sản trong thời gian sắp tới, TS Đinh Thế Hiển chuyên gia kinh tế cho rằng, tình trạng khó khăn thiếu hụt tài chính của nhiều nhà đầu tư đã lên tới 70%. Điều này cảnh báo người mua nhà hết sức cẩn thận trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nguy cơ bất động sản giảm giá mạnh sẽ còn lan rộng. Kịch bản người mua gánh lỗ cùng khoản nợ vay lớn hoàn toàn sẽ xảy ra trong tương lai.

“Hiện thanh khoản giảm mạnh, người mua nhà sẽ không dám mua còn người bán sẽ do dự không muốn giảm giá nhiều. Việc tín dụng vào bất động sản chưa nới thực sự, vì thế những nhà đầu cơ bất động sản vay vống quá mức sẽ gặp khó khăn”, TS Hiển nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản cá nhân phân tích: Câu chuyện “gồng lãi” của nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính nhiều phụ thuộc vào nguồn thu, bài toán tài chính và thời hạn đầu tư của mỗi người. Nhà đầu cơ lướt sóng dùng đòn bẩy tài chính nhiều sẽ chịu rất nhiều rủi ro.

“Xu hướng cắt lỗ có thể sẽ lan rộng hay không thì khó để dự báo chính xác. Nhưng sẽ xảy ra với những người sử dụng đòn bẩy từ 70-80% trở lên mà không có nguồn thu để tiếp tục gồng lãi”, vị này chia sẻ.

Tuy nhiên vị chuyên gia này cho biết thêm, đến hết quý 3 khả năng cắt lỗ, bán tháo vẫn chưa xảy ra nhiều bởi nhiều nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ tăng trở lại vào cuối năm nay.

Tổng hợp bởi Central Residence Gamuda