Vật vã trả nợ vì trót vay tiền để đầu tư bất động sản

Rất nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư BĐS. Tuy nhiên không ít người đang gặp phải khó khăn khi không xoay xở được dòng tiền.

Có thể bạn quan tâm: Sắp ra mắt dự án chung cư Central Residence Gamuda Hoàng Mai

Với 70 triệu đồng tiết kiệm trong tay, anh Khánh – 29 tuổi một nhân viên văn phòng tại TP.HCM đã quyết định tham gia đầu tư BĐS cùng hội bạn bè thay vì đem gửi tiết kiệm. Anh Khánh hùn vốn cùng hai người bạn nữa mua một mảnh đất có giá trị gần 2,5 tỷ đồng tại Bình Dương để đầu tư.

Sau đó nhóm đầu tư “F0” này quyết định mua một mảnh đất nữa với giá 1,8 tỷ đồng. Ở mảnh đất thứ 2 này anh Khánh đã vay hơn nửa tỷ đồng, mỗi tháng trả tiền lãi khoảng 6 triệu đồng.

“Thu nhập mỗi tháng khoảng 20 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thuê nhà, sinh hoạt mình vẫn quyết định mua đất dù hàng tháng phải co kéo mới đủ tiền để trả nợ. Vì nếu không mua thì chẳng biết đến bao giờ mới có cơ hội khi giá đất ngày càng đắt đỏ”, anh Khánh chia sẻ.

Với tốc độ tăng giá chóng mặt của thị trường BĐS trong 5 năm qua, không chỉ anh Khánh mà nhiều nhà đầu tư khác đã vay tiền ngân hàng để đầu tư vào các sản phẩm như đất nền, căn hộ nhằm kiếm lời.

Giới chuyên gia lý giải nguyên nhân của làn sóng đầu tư này là giá BĐS tăng liên tục kênh đầu tư này trở nên hấp dẫn. Ngoài ra nguồn cung thu hút các dòng tiền tìm về nơi trú ẩn an toàn cũng là nguyên nhân khiến các sản phẩm đất nền, căn hộ trở nên thu hút các nhà đầu tư.

Giá nhà đất liên tục tăng khiến BĐS trở thành kênh đầu tư hấp dẫn

Thế nhưng, trên thực tế nhiều nhà đầu tư đã phải nếm trái đắng vì không lường trước được rủi ro. Nhất là khi thị trường BĐS bắt đầu để lộ ra những ảnh hưởng vốn đã được nhiều chuyên gia dự báo trước đó. Nhiều trường hợp đã phải bán cắt lỗ vì không gồng được tiền trả lãi ngân hàng.

Như trường hợp của anh Tùng, người đã trót mua căn hộ để đón đầu hạ tầng khu vực. Nhà đầu tư này đang lâm vào cảnh nhà đã xây xong nhưng đường chờ mãi không thấy khiến giá căn hộ tăng không đáng kể.

Gánh lãi và gốc hàng chục triệu mỗi tháng trong khi lương chưa tới 30 triệu đồng. Anh Tùng chất nhận bán căn hộ cắt lỗ để thoát gánh nặng lãi ngân hàng.

Khi bán với giá gốc, nhà đầu tư này buộc phải chịu các chi phí lãi vay, phí trả môi giới, đóng thuế chuyển nhượng. Mua để kỳ vọng có lợi nhuận nhưng cuối cùng bán lại lỗ, anh Tùng nói.

Theo ông Khương – Giám đốc bộ phận đầu tư Savills Việt Nam, giá BĐS tăng trong thời gian qua là tăng theo tịnh tiến và tiệm cận. Điều đó có nghĩa là giá BĐS không tăng nóng như những năm trước (tăng một lúc 10-15%) mà sẽ tăng vài % mỗi tháng. Tuy nhiên khi nhìn lại thị trường trong suốt một năm thì BĐS tăng giá từ 20-25%.

“Dù thị trường bđs tăng giá nhưng tính thanh khoản lại chậm do người mua có nhu cầu ở thực khó có khả năng chi trả. Đây là một vấn đề mà chúng ta cần phải nhìn ở thị trường góc độ cung cầu, tính thanh khoản và giá cả”, ông Khương cho biết.

Theo ông Quang – Tổng giám đốc Cty Việt An Hòa, đầu tư bđs không phải cứ mua là thắng, kênh đầu tư này không dành cho những người có vốn mỏng.

“Vì bđs có giá trị lớn nên cần phải hội đủ hai yếu tố là có tích lũy và thu nhập ổn định thì mới nên bắt đầu tham gia đầu tư BĐS”, ông Quang nói.

Theo ông Quang với số vốn 500-700 triệu sẽ rất khó tìm được BĐS, do vậy nhà đầu tư phải dùng đòn bẩy tài chính. Nếu 500-700 triệu đồng mà có thu nhập trên 20 triệu ổn định thì có thể nghĩ đến việc đầu tư BĐS.

“Một người có thu nhập ổn định trên 20 triệu đồng có khả năng vay được 700-800 triệu đồng, trả lãi và gốc hàng tháng tầm 10 triệu đồng. Nếu cộng với số tiền tích lũy thì có thể mua được bđs tầm 500 triệu đến 1,4 tỷ đồng, tùy theo nhà đầu tư chấp nhận đến mức rủi ro nào”, ông Quang nói.

Xem thêm: Thiết kế căn hộ chung cư Central Residence Gamuda